Ăn quả dâu tây có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng có trong dâu tây
Ăn dâu tây có tác dụng gì? Các thành phần dinh dưỡng có trong quả dâu tây như thế nào? Không chỉ sở hữu màu đỏ bắt mắt, hương vị chua ngọt đặc trưng, dâu tây còn là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng. Hãy cùng Giỏ Quà Trái Cây tìm hiểu sâu về tác dụng của quả dâu tây cũng như các thành phần dinh dưỡng thiết yếu có trong loại quả này qua bài viết sau.
Thành phần dinh dưỡng có trong dâu tây
Trước khi tìm hiểu dâu tây có tác dụng gì đối với sức khoẻ, hãy cùng điểm qua các thành phần dinh dưỡng có trong 100g dâu tây tươi, cụ thể như sau:
- Năng lượng: 32 kcal
- Nước: 91%
- Protein: 0.7g
- Carbohydrate: 7.7g
- Đường: 4.9g
- Chất xơ: 2g
- Chất béo: 0.3g
Dâu tây là loại trái cây giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hoá và tốt cho sức khoẻ đường huyết. Sau đây là một số hợp chất dinh dưỡng có trong quả dâu tây mà có thể bạn chưa biết:
- Carbohydrate (Carbs): gồm có các loại đường đơn như glucose, fructose và sucrose giúp cung cấp năng lượng nhanh.
- Chất xơ: chiếm 26% lượng carbs, hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện sức khoẻ đường ruột và góp phần giảm cân.
- Vitamin và khoáng chất: giàu vitamin C, mangan, folate (B9), kali cùng nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khoẻ tim mạch và tổng thể.
- Anthocyanin: hợp chất chống oxy hoá, điển hình là Pelargonidin, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ tim mạch.
- Ellagitannin và axit ellagic: đây là hai hợp chất chống oxy hoá phenolic, có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư.
Dâu tây có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Ăn dâu tây có tác dụng gì tốt cho sức khoẻ? Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của quả dâu tây đối với sức khoẻ cụ thể như sau:
Chứa nhiều chất chống oxy hoá
Quả dâu tây có tác dụng gì đối với sức khoẻ bên trong của cơ thể? Có thể bạn chưa biết, dâu tây là loại trái cây giàu các hợp chất chống oxy hoá như anthocyanin, axit ellagic và ellagitannin. Các hợp chất chống oxy hoá này giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hoá và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư
Vì dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hoá nên một tác dụng của dâu tây khác mà bạn cần biết đó là hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư. Điển hình là chất axit ellagic có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, hợp chất này còn có công dụng giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương DNA, yếu tố góp phần vào nguy cơ ung thư.
Hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ tim mạch
Một trong những công dụng của trái dâu tây có thể kể đến đó là bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Anthocyanin có trong dâu tây có công dụng cải thiện chức năng mạch máu, giảm mức cholesterol xấu LDL và tăng cường cholesterol tốt HDL. Đồng thời, kali và chất xơ có trong dâu tây còn giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và bảo vệ tim mạch.
Ngừa bệnh thiếu máu, tốt cho phụ nữ mang thai
Một tác dụng của quả dâu tây khác mà bạn cần biết đó là ngăn ngừa bệnh thiếu máu, tốt cho phụ nữ mang thai. Dâu tây giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Folate (vitamin B9) trong dâu tây rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ giảm nguy cơ tật ống thần kinh.
Hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường
Vì sao công dụng của dâu tây là giúp hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường? Vì dâu tây có chỉ số đường huyết thấp, giúp ổn định mức đường huyết sau bữa ăn. Ngoài ra, dâu tây còn chứa hàm lượng chất xơ cao, làm chậm quá trình hấp thụ đường, hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Nhờ giàu chất chống oxy hoá và đặc tính kháng viêm, một trong những tác dụng quả dâu tây đó là giảm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường type 2 và bệnh Alzheimer. Sử dụng dâu tây thường xuyên còn giúp bảo vệ sức khoẻ lâu dài, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm.
Ăn nhiều dâu tây có làm sao không?
Ăn nhiều dâu tây có tác dụng gì và ăn nhiều quá có làm sao không? Mặc dù dâu tây rất bổ dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Hàm lượng axit tự nhiên có trong dâu tây có thể làm tổn hại men răng nếu tiêu thụ quá mức. Ngoài ra, một số người nhạy cảm còn gặp phản ứng dị ứng như ngứa, sưng hoặc nổi mẩn.
Ăn quá nhiều dâu tây sẽ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, tiêu chảy do có hàm lượng xơ cao. Để bảo vệ sức khoẻ tuyệt đối, bạn nên ăn dâu tây ở mức vừa phải tầm khoảng 150 – 200g dâu tây mỗi ngày.
Lưu ý cần nắm khi sử dụng dâu tây
Nếu như bạn đã biết dâu tây có tác dụng gì, để tận hưởng hương vị và lợi ích của nó, bạn cần lưu ý một số điều cụ thể như sau:
- Chọn dâu tây tươi, chín mọng: Khi mua dâu tây, hãy chọn những quả có màu đỏ tươi, sáng bóng, cuống còn xanh và dính chắc vào quả. Không nên chọn những quả bị dập, úng, có mùi lạ hoặc có nấm mốc. Dâu tây tươi ngon sẽ mang đến hương vị thơm ngon nhất để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Rửa dâu đúng cách: Dâu tây là loại quả dễ dập nên khi cần rửa sạch nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy. Không nên ngâm dâu trong nước quá lâu vì sẽ làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng. Tốt nhất là nên rửa dâu ngay trước khi ăn hoặc mang dâu chế biến thành mứt, siro,…
- Bảo quản dâu đúng cách: Nếu dâu tây chưa dùng ngay, hãy bảo quản dâu trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể xếp dâu tây vào hộp đựng có lót giấy thấm để hút ẩm và tránh làm dập nát quả dâu, không nên rửa dâu trước khi bảo quản vì sẽ làm dâu nhanh hỏng hơn.
- Không ăn dâu tây khi bị dị ứng: Một số người có cơ địa bị dị ứng nên sẽ bị dị ứng khi ăn dâu tây. Nếu như bạn gặp các tình trạng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mẩn, khó thở sau khi ăn, hãy ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Vậy là Giỏ Quà Trái Cây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Ăn dâu tây có tác dụng gì?” và giới thiệu các thành phần dinh dưỡng, tác dụng dâu tây đối với sức khoẻ qua bài viết trên. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về loại trái cây tuyệt vời này để có thể sử dụng đúng cách và bảo vệ sức khoẻ cơ thể tốt hơn.
Bài viết cùng chủ đề