Mẹ bầu ăn hồng được không? Bầu ăn hồng cần lưu ý gì?
Bầu ăn hồng được không? Mặc dù hồng là loại trái cây hấp dẫn từ hương vị đến kiểu dáng nhưng nhiều mẹ bầu lo lắng không biết có nên thưởng thức loại quả này trong suốt thời gian mang thai hay không. Để giải đáp được nỗi băn khoăn này, hãy cùng Giỏ Quà Trái Cây đi tìm lời giải qua bài viết sau.
Bà bầu ăn hồng được không?
Hồng được biết đến là loại trái cây với hàm lượng chất xơ phong phú gấp đôi so với các loại trái cây khác. Đặc biệt, hồng là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Với những thông tin trên, vậy bà bầu ăn hồng được không? Câu trả lời là có, thai phụ hoàn toàn có thể ăn hồng bình thường mà không lo ngại bị ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi, chỉ cần ăn đúng cách là được.
Tuy nhiên, với mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 3 thai kỳ thì cần hết sức lưu ý cẩn thận khi ăn hồng giòn. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn hồng giòn được không? Câu trả lời là được nhưng nên ăn một lượng vừa phải vì hồng giòn có chứa hợp chất tannin. Dễ làm cho triệu chứng ốm nghén, buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ trầm trọng hơn và làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể nên các mẹ cần hết sức chú ý.
Bà bầu ăn hồng có tác dụng gì?
Để có thêm câu trả lời chính xác cho câu hỏi bà bầu ăn hồng được không, hãy cùng khám phá những tác dụng tuyệt vời của quả hồng đối với phụ nữ mang thai ngay dưới đây:
Tăng cường miễn dịch
Bầu có được ăn hồng không và hồng mang đến tác dụng gì? Một trong những công dụng tuyệt vời của quả hồng có thể kể đến đó là tăng cường miễn dịch. Vì quả hồng có chứa vitamin C, các loại axit amin, khoáng chất cần thiết có công dụng chống oxy hoá và sản sinh ra kháng thể.
Đặc biệt, hai hợp chất catechin và polyphenol có công dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng khá tốt. Ăn hồng đúng cách sẽ giúp thai phụ nâng cao khả năng ngăn ngừa bệnh tật, cảm cúm.
Chống dị tật thai nhi
Vitamin B9 hay còn gọi là folate hoặc axit folic, đóng vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ thai phụ. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, sẩy thai và dị tật thai nhi. Việc thiếu hụt folate trong suốt thai kỳ sẽ làm tăng cao tỷ lệ sẩy thai, thai nhi dị tật, mắc bệnh tim, hở hàm ếch,…
Đặc biệt, hồng là loại trái cây giàu vitamin B9 nên việc bổ sung loại trái cây này vào bữa ăn là hết sức cần thiết. Như vậy, công dụng nêu trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bầu có được ăn hồng không rồi đúng không?
Phòng ngừa táo bón
Bầu ăn hồng giòn được không và tác dụng của hồng đối với sức khoẻ thai phụ là gì? Một trong những công dụng tuyệt vời của quả hồng đối với sức khoẻ thai phụ đó là ngăn ngừa táo bón. Bởi vì quả hồng chứa hàm lượng chất xơ cao có nhiệm vụ điều hoạ hệ vi sinh trong đường ruột, giúp kích thích sản sinh lợi khuẩn và tăng cường chuyển hoá năng lượng. Nhờ đó, giúp tăng cường sự thúc đẩy nhu động ruột co bóp để đào thải những chất cặn bã dễ dàng.
Điều hoà huyết áp
Bầu ăn hồng được không và hồng mang đến tác dụng gì tiếp theo? Công dụng kế tiếp của hồng có thể kể đến đó là điều hoà huyết áp bởi trong quả hồng có chứa hàm lượng magie cao. Vì vậy, những thai phụ đang mắc phải cao huyết áp thì nên bổ sung hồng vào thực đơn hằng ngày của mình.
Hỗ trợ phát triển thai nhi
Công dụng cuối cùng của quả hồng đối với bà bầu có thể kể đến đó là hỗ trợ phát triển thai nhi. Vì quả hồng có chứa hàm lượng canxi giúp thai nhi hình thành và phát triển xương. Bên cạnh đó, axit folic còn đóng vai trò trong quá trình hình thành và phát triển tế bào thần kinh của thai nhi gồm não và tuỷ sống. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất có trong quả hồng còn giúp cho việc phát triển của bé trong bụng mẹ tốt hơn.
Bà bầu ăn hồng cần lưu ý những gì?
Với các thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn hồng được không rồi đúng không? Mặc dù hồng là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng nếu thai phụ ăn không đúng cách thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Vì vậy, để ăn hồng đúng cách, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn hồng chín, không nên ăn hồng bị xanh vì sẽ có vị chát và chất gây khó tiêu.
- Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhiều hồng vì hàm lượng đường có trong quả hồng khá cao.
- Sau khi ăn hồng, các mẹ nên súc miệng lại bằng nước sạch để không làm ảnh hưởng đến men răng do lượng đường cao.
- Mỗi ngày nên ăn khoảng 200g hồng và không nên ăn hơn vì hàm lượng tanin trong hồng khá cao, dễ làm ức chế hấp thụ sắt trong cơ thể.
- Không nên ăn hồng cùng khoai lang vì hàm lượng tinh bột cao sẽ gây khó tiêu, dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
- Không ăn hồng với các thực phẩm giàu đạm vì chất này khi kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo nên độc tố, gây nguy hại cho sức khoẻ.
Vậy là Giỏ Quà Trái Cây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Bầu ăn hồng được không?” qua bài viết trên. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị dinh dưỡng của hồng để từ đó có thể ăn hồng đúng cách, bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé.
Bài viết cùng chủ đề